BƯỚC ĐẦU HƯỚNG ĐẾN TÌNH TRẠNG SẠCH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI - ỦY BAN CHÂU ÂU PHÊ CHUẨN: BỈ CÓ THỂ THU HẸP PHẠM VI NHIỄM DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
- Written by Media Outreach
HO CHI MINH CITY, VIETNAM - Media OutReach - Ngày 12/6/2020 - Vào ngày 18 tháng 5 vừa qua, Ủy ban Châu Âu đã phê chuẩn đề xuất của Bỉ cho việc thu hẹp phạm vi nhiễm dịch tả lợn châu Phi (ASF) ở tỉnh Luxemburg. Đây là khu vực nơi dịch bệnh được phát hiện chỉ có ở lợn rừng và đã được chính quyền Bỉ xử lý thành công để ngăn chặn sự lây nhiễm sang lợn nhà. Ông Denis Ducarme, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Bỉ, cho biết: "Việc thu hẹp phạm vi này là một tín hiệu tích cực đối với các nước đang đình chỉ việc nhập khẩu thịt lợn của Bỉ."
Ngay sau khi phát hiện virus ASF ở hai cá thể lơn rừng hoang dã, vào ngày 13 tháng 9 năm 2018, Cơ quan An toàn thực phẩm Liên bang Bỉ (FASFC) đã phân định ranh giới thành "vùng lây nhiễm" và "vùng đệm" theo ý kiến từ các bộ trưởng và Ủy ban châu Âu. Một số ít lợn nhà trong khu vực nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy trong khoảng thời gian từ 27 tháng 09 đến 03 tháng 10 năm 2018. Theo đó, sản phẩm từ số lợn này đã không đưa vào chuỗi thức ăn cũng như không được sử dụng trong ngành thức ăn chăn nuôi.
Ghi nhận các biện pháp kiểm soát hiệu quả
Một loạt các biện pháp kiểm soát đã được đựa ra nhanh chóng trong khu vực nhiễm bệnh có thể kể đến:
- Khoanh vùng,
- Tiêu hủy xác lợn,
- Cấm hoàn toàn việc cho lợn ăn,
- Những quy định cụ thể về săn bắn và các hoạt động làm suy giảm giống loài tùy thuộc vào từng khu vực, dẫn đến hầu như không còn số lợn rừng nào trong khu vực bị nhiễm,
- Cấm một phần các hoạt động của con người và hoạt động khai hoang,
- Hơn 300 km hệ thống hàng rào kẽm gai.
Bên cạnh đó, hoạt động giám sát đang được tích cực duy trì bên ngoài vùng nhiễm bệnh và trong đàn gia súc. Các biện pháp trên đã được chứng minh hiệu quả trong việc giữ dịch bệnh trong phạm vi khu vực bị ảnh hưởng. Theo đó, lần xét nghiệm dương tính với virus ASF cuối cùng là trên xác một con lợn rừng mới chết trong vùng bị nhiễm vào ngày 11 tháng 8 năm 2019.
Tại lần xét nghiệm thứ 6 kể từ ngày hôm đó, virus tả lợn chỉ được tìm thấy trên hài cốt (xương) của lợn rừng đã chết vài tháng trước khi được phát hiện.
Có thể thấy, một năm sau khi dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên được phát hiện ở Bỉ, các biện pháp kịp thời đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này. Điều đó được chứng minh qua quá trình tìm kiếm (lợn bệnh) liên tục và chuyên sâu.
Thu hẹp phạm vi nhiễm bệnh
Phạm vi thu hẹp đề cập đến một phần "vùng nhiễm bệnh" (vùng II) trong "vùng đệm" (vùng I); ở đó, không có động vật bị nhiễm bệnh nào được phát hiện kể từ ngày 17 tháng 2 năm 2019.
Liên tục tìm kiếm (lợn bệnh) trong và ngoài các phạm vi lây nhiễm cùng sự giám sát tích cực trong đàn gia súc mở đường cho tình trạng sạch dịch tuyệt đối
Bỉ đã thành công trong việc giữ lợn nhà và lợn hoang nuôi nhốt không bị nhiễm virus ASF kể từ khi con lợn rừng đầu tiên trong vùng được xét nghiệm dương tính. Nếu không phát hiện thêm lợn rừng bị nhiễm bệnh, Bỉ có thể lấy lại trạng thái sạch dịch ASF cho tất cả giống lợn vào mùa thu năm 2020. "Chúng tôi phải luôn cảnh giác để trả lại cho đất nước tình trạng sạch dịch. Điều này sẽ giúp bãi bỏ các lệnh cấm vận cuối cùng trong việc xuất khẩu thịt lợn của chúng tôi", ông Denis Ducarme, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Bỉ, chia sẻ.
Thịt lợn Bỉ luôn được đảm bảo không nhiễm bệnh và đạt chuẩn cho việc tiêu thụ và xuất khẩu từ trước đến nay. Do đó, thịt lợn Bỉ vẫn duy trì tự do thương mại trong Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, một số nước thứ ba đã đình chỉ việc nhập khẩu thịt lợn Bỉ và việc phê chuẩn của Ủy ban châu Âu là một bước quan trọng cho sự trở lại tại các thị trường này. Để biết các thông tin chi tiết mới nhất về các biện pháp đã được thực hiện và về tình hình hiện tại ở Bỉ, truy cập https://www.fasfc.be/outbreaks-african-swine-fever